SOURCE: World Bank Group

Viet Nam Leads in Forest Protection through Innovative Carbon Program
Share more
Bach Ma National Park in central Viet Nam, which stretches over 37,000 ha, was recognized as an ASEAN Heritage Park in 2022.
Bach Ma National Park in central Viet Nam, which stretches ​​over 37,000 ha, was recognized as an ASEAN Heritage Park in 2022. Photo: Linh Pham/ The World Bank

STORY HIGHLIGHTS
Over 1,300 communities in Viet Nam have been supported in their forest protection efforts through the World Bank’s Forest Carbon Partnership Facility (FCPF).
The FCPF recognizes the importance of forests in the fight against climate change, and how protecting and better managing existing forests, reforestation, and forest enhancement can effectively reduce CO₂ emissions.
Viet Nam received the largest ever payment (US$51.5 million) from the FCPF for verified emission reductions in the forestry sector in March 2024.
For Nguyen Tham, Bach Ma National Park in Hue Province is his life. It holds his childhood memories, sustains his family, and is where he works as a forest guardian.

Tham isn’t alone in his dedication. He and other villagers regularly join park rangers on arduous treks, clearing poachers’ traps and removing plastic waste left behind by tourists. It’s a constant battle, but the quiet moments – like a recent day collecting bamboo shoots – remind Tham why he fights to protect this vital ecosystem.

“This isn’t about us here in the village,” said Tham, “These healthy forests benefit everyone – they clean our air, prevent floods, and help fight climate change. We’re all in this together.”

Protecting these forests is no easy feat. “Having the villagers with us strengthens our understaffed force,” said Vo Hong Minh, a park ranger.

Dedicated villagers and park rangers join forces on regular patrols, ensuring the health of the forests and the delicate biod
Dedicated villagers and park rangers join forces on regular patrols, ensuring the health of the forests and the delicate biodiversity of Bach Ma National Park. Photo: Linh Pham/The World Bank

Rewarding Guardians of the Green

The World Bank’s Forest Carbon Partnership Facility (FCPF) is rewarding the efforts of Tham, Minh, and others from more than 1,300 of communities across Viet Nam. The FCPF recognizes the importance of forests in the fight against climate change, and how protecting and better managing existing forest, reforestation, and forest enhancement can effectively reduce CO2 emissions. CO2 and other greenhouse gas emissions are the primary drivers of the global climate change.

FCPF and the government of Viet Nam signed an Emission Reductions Payment Agreement (ERPA) in October 2020 that covers 2.9 million hectares of natural forests in six provinces in the north central region of Viet Nam. Under this agreement, FCPF would pay Viet Nam US$51.5 million if its forest-related activities resulted in the reduction of 10.3 million metric tons of CO2 equivalent (CO2e) over a six-year period beginning in 2018. Some of the funds are directed to individuals and communities that help maintain healthy woodlands.

Remarkably, the country surpassed this goal in just the first reporting period (2018-2019), reducing 16.2 million tons of CO2e, which were independently verified by Aster Global Environmental Solutions.

“This is a groundbreaking deal for Viet Nam’s forestry sector”, said Tran Quang Bao, Director General, Department of Forestry of the Ministry of Agriculture and Rural Development. “It paves the way for additional financing sources to support forest protection and people livelihoods and contribute to greenhouse gases emission reductions.”

Local villagers provide crucial support to understaffed park rangers to safeguard this vital ecosystem.
Patrolling the vast wilderness of Bach Ma National Park can take up to a week. Local villagers provide crucial support to understaffed park rangers to safeguard this vital ecosystem. Photo: Linh Pham/ The World Bank
Viet Nam’s success with the ERPA stems from its commitment to forest management. Since 2017, the country has strictly enforced protection of natural forests from threats, including illegal encroachment. Additionally, it offers incentives for forest communities to diversify their income sources and reduce resource exploitation.

For example, households receive money for protecting forests along with opportunities for livelihood programs. Communities can also earn additional income through the Payment for Forest Environmental Services (PFES) program, receiving payments from water suppliers and hydropower plants. Viet Nam is a global leader in PFES, generating nearly US$400 million since 2008.

“The ERPA is a game-changer for Viet Nam,” said Nguyen Thi Le Thu, Senior Environmental Specialist at the World Bank. “It boosts government funds for forest protection and shows the financial benefits of valuing forests as carbon stores.”

Fair Distribution and Looking Ahead

The government of Viet Nam in March 2024 received full payment for delivering the contracted volume under the ERPA. This is the largest single payment to date made by the FCPF globally for verified emission reductions. To ensure the fair distribution of benefits, the Vietnamese government established a legal framework in 2022. Tham’s community has already received 50 million Vietnamese dong (nearly US$2,000) for their collective efforts. More than 1,300 communities across the six participating provinces, representing some 70,000 forest guardians, are benefiting from the payment.

While these payments support forest protection, communities have a say in how they are used. Tham’s community chose to invest in solar power for an off-grid area inhabited by ethnic minorities. “It will help improve safety there,” Tham said, highlighting the community’s focus on improving the lives of its most vulnerable members.

Digital technology ensures payments reach the most remote areas. Supported by the EnABLE – Enhancing Access to Benefits while Lowering Emissions trust fund, members of ethnic minority communities use an app to track and manage payments.

Bach Ma National Park is a natural gem teeming with a vibrant biodiversity
Bach Ma National Park is a natural gem teeming with a vibrant biodiversity. Photo: Linh Pham/ The World Bank
The Future is Green

Viet Nam’s forestry efforts reduced CO2e emissions by 16.2 million tons during the first reporting period, 5.9 million tons above its target. The country is expected to surpass its targets again in the two remaining reporting periods (2020-2024).

The Vietnamese government has several options for capitalizing on these excess carbon credits, such as direct sales through bilateral agreements or trading them on carbon markets. The World Bank is actively supporting Viet Nam in navigating these options to maximize the financial rewards from its forest protection efforts. The partnership also aims to scale up this payment program to fully capture Viet Nam’s forest carbon reduction potential, estimated to be up to 40 million tons of CO2e annually.

Forest guardians like Tham consider protecting these forests their life’s work despite facing demanding challenges. Exhaustive long patrols and exposure to both natural hazards and human threats are daily realities.

“With more resources, we can do even better,” Tham said. “I hope the government can find a way to keep this program going, maybe even make it bigger.”

.




PHÓNG SỰ
23 Tháng 8 Năm 2024

Việt Nam đi đầu trong công tác bảo vệ rừng thông qua chương trình tín chỉ carbon

Vườn quốc gia Bạch Mã trải, có tổng diện tích 37.000 ha, được công nhận là Công viên di sản ASEAN vào năm 2022. Ảnh: Linh Phạm/ Ngân hàng Thế giới

Các nét chính của bài viết
Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) hỗ trợ tài chính cho những nỗ lực bảo vệ rừng của 1.300 cộng đồng tại Việt Nam.
Quỹ FCPF ghi nhận tầm quan trọng của rừng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bảo vệ và quản lý tốt hơn những cánh rừng hiện có, tái trồng rừng và cải tạo rừng sẽ góp phần cắt giảm lượng khí thải CO2.
Tháng 3/2024, Việt Nam nhận được khoản chi trả lớn nhất từ trước đến nay do Quỹ FCPF thực hiện trên toàn cầu cho nỗ lực giảm phát thải trong lĩnh vực lâm nghiệp, trị giá 51,5 triệu USD.
Đối với Nguyễn Thám, Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế là cuộc sống của ông. Đây là nơi ông lớn lên, nuôi sống gia đình và hàng ngày góp phần vào việc bảo vệ.

Ông Thám không phải là trường hợp duy nhất. Ông và nhiều người dân khác trong thôn Khe Su thường xuyên đi tuần tra rừng cùng các kiểm lâm. Trong mỗi chuyến đi, lực lượng bảo vệ rừng dọn bẫy của lâm tặc hay dọn rác thải nhựa do khách du lịch để lại. Đây là một công việc nhọc nhằn không ngơi nghỉ, nhưng những khoảnh khắc yên tĩnh như hôm nay – khi mọi người nghỉ ngơi thu hoạch măng ven đường – đã nhắc nhở ông về lý do đã khiến mình không ngừng nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái quan trọng này.

Ông Thám cho biết: “Chúng tôi làm những công việc này không chỉ cho riêng mình. Những cánh rừng xanh tốt và khỏe mạnh mang lại lợi ích cho tất cả mọi người – rừng làm sạch không khí, ngăn ngừa lũ lụt và giúp chống lại biến đổi khí hậu. Tất cả chúng ta cần phải chung tay.”

Nhưng bảo vệ rừng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. “Trước đây lực lượng kiểm lâm còn mỏng và địa bàn quản lý rộng nên không phủ được hết. Nhờ có sự tham gia của người dân chung tay bảo vệ rừng mà nguồn nhân lực được tăng lên, mang lại hiệu quả lớn,” kiểm lâm Võ Hồng Minh cho biết.

The World Bank
:gười dân và kiểm lâm cùng nhau thực hiện các chuyến tuần tra rừng, góp phần bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bạch Mã. Ảnh: Linh Phạm/Ngân hàng Thế giới

Thêm nguồn lực cho người giữ rừng

Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ thêm về tài chính cho những nỗ lực bảo vệ rừng của ông Thám, kiểm lâm Minh và những người dân từ hơn 1.300 cộng đồng trong khu vực chương trình. Quỹ FCPF ghi nhận tầm quan trọng của rừng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bảo vệ và quản lý tốt hơn những cánh rừng hiện có, tái trồng rừng và cải tạo rừng sẽ góp phần cắt giảm lượng khí thải CO2. Khí CO2 và các khí thải nhà kính khác là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tháng 10/2020, Chính phủ Việt Nam và Quỹ FCPF đã ký kết Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) trên diện tích 2,9 triệu ha rừng tự nhiên tại sáu tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Theo thỏa thuận này, Quỹ FCPF chi trả cho Việt Nam 51,5 triệu USD cho các nỗ lực bảo vệ rừng, với mục tiêu cắt giảm 10,3 triệu tấn CO2 trong giai đoạn sáu năm, bắt đầu từ 2018. Một phần nguồn ngân sách này được chi trả cho các cá nhân và cộng đồng giữ rừng.

Đáng chú ý, Việt Nam đã vượt mục tiêu trên ngay trong trong kì báo cáo đầu tiên cho giai đoạn 2018-2019.Theo báo cáo kết quả đo lượng carbon phát thải trong giai đoạn này, Việt Nam đã giảm được 16,2 triệu tấn CO2. Con số này đã được Aster Global Environmental Solutions xác nhận độc lập.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Đây là một thỏa thuận mang tính đột phá đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam, mở đường cho các nguồn tài chính bổ sung giúp hỗ trợ bảo vệ rừng và sinh kế của người dân cũng như góp phần giảm phát thải khí nhà kính”.

The World Bank
Một chuyến tuần tra Vườn quốc gia Bạch Mã có thể kéo dài đến một tuần. Sự tham gia của người dân là một nguồn lực bổ sung quan trọng cho lực lượng kiểm lâm trong nỗ lực bảo vệ rừng. Ảnh: Linh Phạm/Ngân hàng Thế giới
Thành công nhờ quản lý rừng bền vững

Thành công của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải khí nhà kính tại sáu tỉnh vùng Bắc Trung Bộ bắt nguồn từ những nỗ lực bảo vệ rừng quyết liệt từ trước đó. Kể từ năm 2017, Việt Nam đã thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ rừng tự nhiên, bao gồm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Ngoài ra, Việt Nam cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các cộng đồng sống gắn bó với rừng, giúp họ đa dạng hóa sinh kế và giảm khai thác tài nguyên rừng.

Ví dụ, các cộng đồng dân cư giữ rừng được nhận hỗ trợ tài chính cho việc bảo vệ rừng, đồng thời được tham gia vào các chương trình chuyển đổi sinh kế. Từ năm 2008, Việt Nam đã thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) cho người dân giữ rừng. Việt Nam là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về thực thi chính sách này, đến nay đã tạo ra nguồn thu gần 400 triệu USD.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Chuyên gia cao cấp về môi trường của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải khí nhà kính là một bước ngoặt đối với Việt Nam, góp phần tăng nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và cho thấy có thể tạo ra một nguồn thu mới từ việc hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng”.

Phân phối công bằng và hướng tới tương lai

Chính phủ Việt Nam đã nhận được toàn bộ khoản chi trả vào tháng 3 năm 2024 sau khi đã chuyển giao khối lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2 như đã ký kết trong Thỏa thuận Chi trả Giảm phát thải khí nhà kính. Đây là khoản chi trả lớn nhất từ ​​trước đến nay do Quỹ FCPF thực hiện trên toàn cầu dành cho lượng cắt giảm phát thải đã được xác minh. Để đảm bảo phân phối công bằng các lợi ích từ nguồn tài chính này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị định hướng dẫn thực hiện năm 2022. Cộng đồng của ông Thám đã nhận được 50 triệu đồng. Có hơn 1.300 cộng đồng tại sáu tỉnh tham gia chương trình, đại diện cho khoảng 70.000 đối tượng tham gia bảo vệ rừng, đang được hưởng lợi từ khoản thanh toán này.

Cộng đồng có tiếng nói trong việc sử dụng tiền hỗ trợ. Như thôn ông Thám đã chọn lắp điện mặt trời cho khu vực nhiều người dân tộc thiểu số đang sinh sống hiện chưa có điện lưới. “Khoản đầu tư này sẽ giúp nâng cao an toàn ở khu vực đó,” ông Thám cho biết, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của cộng đồng là cải thiện cuộc sống của những thành viên dễ bị tổn thương nhất.

Công nghệ kỹ thuật số giúp đảm bảo các khoản hỗ trợ đến được những người dân ở vùng xa xôi hẻo lánh. Được hỗ trợ bởi Quỹ tín thác EnABLE – Tăng cường tiếp cận lợi ích trong giảm phát thải, các thành viên của cộng đồng dân tộc thiểu số có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại để theo dõi và quản lý các khoản thanh toán từ chương trình.

The World Bank
Vườn quốc gia Bạch Mã được ví như một viên ngọc thiên nhiên với đa dạng sinh học cao. Ảnh: Linh Phạm/ Ngân hàng Thế giới
Tương lai xanh

Nhờ những nỗ lực của ngành lâm nghiệp, với 16,2 triệu tấn CO2 cắt giảm được trong giai đoạn 2018-2019, Việt Nam đã vượt hơn 5,9 triệu tấn so với mục tiêu đã ký với Ngân hàng Thế giới. Với xu thế đó, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục vượt các chỉ tiêu về cắt giảm CO2 cho hai giai đoạn báo cáo còn lại (2020-2024).

Với lượng CO2 dôi dư này, Việt Nam có thể xem xét để tạo thêm nguồn thu từ chuyển giao trực tiếp thông qua các thỏa thuận song phương hoặc giao dịch trên thị trường carbon. Ngân hàng Thế giới đang tích cực hỗ trợ giúp Việt Nam tối đa hóa lợi ích từ các nỗ lực bảo vệ rừng, bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia và hài hòa lợi ích của các bên tham gia. Ngân hàng Thế giới mong muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam mở rộng chương trình chi trả giảm phát thải khí nhà kính, giúp Việt Nam thu được nhiều lợi ích từ tiềm năng cắt giảm khí nhà kính từ rừng, ước tính lên đến 40 triệu tấn CO2 tại khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Những người như ông Thám coi việc giữ rừng là công việc cả đời của họ mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

“Với nhiều nguồn lực hơn, chúng tôi có thể làm tốt hơn nữa”, ông Thám chia sẻ. “Tôi hy vọng chính phủ sẽ tìm cách duy trì chương trình này, và có thể mở rộng hơn nữa”.




Note: We are not responsible for typo error, price change, substitute item, or available of item from online ads.




https://www.worldbank.org/vi/news/feature/2024/08/23/viet-nam-leads-in-forest-protection-through-innovative-carbon-program

You may also like