SOURCE: World Bank Group
PRESS RELEASE
JUNE 21, 2024
New World Bank Program Boosts Sustainable Transport Infrastructure for Vital Viet Nam Waterways
WASHINGTON, June 21, 2024—The World Bank Board of Directors today approved a US$107 million credit to improve the capacity, efficiency, and safety of inland waterways in southern Viet Nam while cutting greenhouse gas emissions in the country’s transport sector.
Southern Viet Nam’s Mekong Delta is the leading agricultural and aquaculture region of Viet Nam for both domestic consumption and exports. The newly approved Southern Waterway Corridors and Logistics Development Project aims to increase cargo volumes and reduce travel times along the vital East-West and North-South corridors. The project will also link key Vietnamese manufacturing centers to country’s main deep-sea port, enhancing export competitiveness.
“Viet Nam’s southern waterways hold immense potential as a cheaper, greener, and safer alternative for transport,” said Mariam Sherman, World Bank Country Director for Viet Nam, Cambodia and Lao PDR. “This project directly supports Viet Nam’s ambitious goals: boosting inland waterway transport’s competitiveness, decarbonizing its transport sector, and ultimately enhancing the country’s trade competitiveness.”
Upgrades to the East-West Corridor will reduce transport distance between the largest port in the Mekong Delta at Can Tho and the largest port by volume in Vietam at Ho Chi Minh City by about 30%. North-South Corridor improvements will connect the Mekong Delta and its hinterlands directly to Viet Nam’s main deep-sea port for international trade, reducing emissions and logistics costs.
Shifting more cargo onto inland waterways is critical for decarbonizing Vietnam’s transport sector. Road trucking, which contributes to about 80% of the transport sector’s GHG emissions in Viet Nam, emits up to six times the carbon dioxide of waterways.
The project also introduces navigational aids and corrects sharp bends in the waterways, improving safety.
The project is expected to benefit farmers, businesses and their employees, vessel operators, and residents throughout southern Viet Nam.
The project aligns with the World Bank’s goal of boosting shared prosperity on a livable planet. The World Bank’s Country Climate and Development Report for Viet Nam (2022) promotes inland waterways transport as one of the most impactful measures to reduce GHG emissions in Viet Nam’s transport sector.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ21 THÁNG 6 NĂM 2024
Dự án mới của Ngân hàng Thế giới thúc đẩy sự phát triển bền vững của hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quan trọng của Việt Nam
WASHINGTON, ngày 21 tháng 6 năm 2024—Hôm nay Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 107 triệu USD nhằm nâng cao năng lực, tính hiệu quả và sự an toàn của các tuyến đường thủy nội địa ở miền Nam Việt Nam, đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam để phục vụ cả tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu. Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam mới được phê duyệt nói trên nhằm tăng lưu lượng hàng hóa và giảm thời gian lưu thông trên các hành lang vận tải huyết mạch Đông-Tây và Bắc-Nam. Dự án cũng sẽ kết nối các trung tâm sản xuất quan trọng với cảng nước sâu chính của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu.
Bà Mariam Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Các tuyến đường thủy khu vực phía Nam của Việt Nam có tiềm năng to lớn là phương thức vận tải rẻ hơn, xanh hơn và an toàn hơn. Dự án này trực tiếp hỗ trợ những mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam, đó là thúc đẩy tính cạnh tranh của giao thông đường thủy nội địa, giảm phát thải các-bon trong ngành giao thông vận tải, và qua đó thúc đẩy tính cạnh tranh thương mại của đất nước”.
Nâng cấp Hành lang vận tải Đông-Tây sẽ giúp giảm khoảng 30% khoảng cách vận chuyển giữa cảng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ và cảng có lưu lượng lớn nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cải tạo Hành lang vận tải Bắc-Nam sẽ trực tiếp kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng nội địa với cảng nước sâu chính của Việt Nam để phục vụ hoạt động thương mại quốc tế, giảm phát thải và chi phí logistics.
Chuyển sang vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa có ý nghĩa rất quan trọng để giảm phát thải các-bon trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, gây ra khoảng 80% lượng phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông, thải ra lượng các-bon nhiều hơn gấp sáu lần so với vận tải đường thủy.
Dự án cũng hỗ trợ hệ thống phao tiêu báo hiệu và cải tạo các khúc cua gấp trên tuyến đường thủy, giúp cải thiện an toàn.
Dự án dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp và người lao động, các đơn vị khai thác tàu bè cũng như toàn bộ người dân ở miền Nam Việt Nam.
Dự án phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Thế giới, đó là thúc đẩy thịnh vượng chung trên một hành tinh đáng sống. Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và phát triển cho Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (2022) coi việc đẩy mạnh vận tải đường thủy nội địa là một trong những biện pháp mang lại nhiều tác động nhất nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải của Việt Nam.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ: 2024/071/EAP
Note: We are not responsible for typo error, price change, substitute item, or available of item from online ads.
https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2024/06/21/new-world-bank-program-boosts-sustainable-transport-infrastructure-for-vital-viet-nam-waterways